Home Tư vấn Giải pháp Nước sinh hoạt bị ô nhiễm rác thải y tế: hậu quả nghiêm trọng và cách phòng tránh

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm rác thải y tế: hậu quả nghiêm trọng và cách phòng tránh

by admin

Nước thải y tế mà một trong những nguyên ngân gây ô nhiễm nguồn nước cực kỳ nghiêm trọng bởi chính nó đã nguồn bệnh nguy hiểm. Vậy, đâu là những nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách xử lý nước sinh hoạt như thế nào cho đúng để có nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh sẽ được chúng tôi để cập trong bài viết này.

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế có nguồn gốc từ các cơ sở y tế, sinh ra từ các hoạt động liên quan đến quá trình khám chữa bệnh của các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Loại nước thải này chứa các chất rắn lơ lửng (TSS) và các chất rắn hòa tan (TDS), các chất hữu cơ dễ bị oxy sinh hóa, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và thực vật như nitơ, phốt phát, các vi khuẩn gây bệnh dịch, chất phóng xạ, hóa chất xạ trị…, gây nhiều nguy hại với môi trường và sức khỏe nếu không qua bất cứ xử lý nào trước khi xả thẳng ra môi trường bên ngoài.

Nước thải y tế có nguồn gốc từ các cơ sở y tế

Nước thải y tế có nguồn gốc từ các cơ sở y tế

Thực tế về ô nhiễm nước thải y tế

Theo thống kê, chỉ có 65,3% các bệnh viện, 15% hệ dự phòng và 50% cơ sở sản xuất thuốc là có hệ thống xử lý nước thải y tế. Số còn lại xả thẳng ra ngoài môi trường, ước tính  mỗi ngày sẽ có một lượng nước thải khổng lồ từ 30.000m3 – 100.000m3 được xả thẳng ra ngoài theo đường ống cống, chảy thẳng ra ao, hồ, sông, suối, biển…

Nguồn nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường

Nguồn nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường

Nguồn nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý hiện đang là vấn đề gây bức xúc cho người dân khi gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Nước thải y tế khi xả ra môi trường sẽ thẩm thấu vào mạch nước ngầm được phần đông người sử dụng trong sinh hoạt thường ngày.

Hậu quả gây ra do ô nhiễm nước thải y tế

Nước thải y tế chứa rất nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, Enterobacter nằm trong danh sách những vi khuẩn không được phép thải ra ngoài môi trường. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa nhiều hóa chất độc hại, kháng sinh, các hợp chất halogen dùng trong các phòng thí nghiệm, điều trị bệnh nhân ung thư, các nguyên tố phóng xạ, các hóa chất độc hại dùng trong điều trị và phòng chụp X – Quang, kim loại nặng khả năng phát sinh thủy ngân, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như: virus HIV, viêm gan B.

Nếu không có hệ thống xử lý nước thải thì lượng nước thải này sẽ đổ thẳng ra ngoài môi trường. Nguồn tiếp nhận lượng nước thải này là nơi nước thải được xả vào là hệ thống thoát nước (đô thị, khu dân cư) và dẫn trực tiếp ra sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; biển và nguồn tiếp nhận khác. Nước thải y tế sẽ thấm xuống lòng đất và ngấm vào nguồn nước ngầm mà rất nhiều những con người đang sử dụng hằng ngày.

Nước thải y tế sẽ thấm xuống lòng đất và ngấm vào nguồn nước ngầm

Nước thải y tế sẽ thấm xuống lòng đất và ngấm vào nguồn nước ngầm

Ngoài ra, nước thải y tế khi chảy vào các ao, hồ, kênh, rạch…sẽ xâm nhập trực tiếp vào các loại thủy hải sản, cây trồng, vật nuôi. Khi người ăn phải những thực phẩm bị nhiễm bẩn này sẽ dễ dàng đối mặt với căn bệnh ung thư và các bệnh tật hiểm nghèo khác.

Biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm chất thải y tế

  •  Xây dựng bể lắng: Bể lắng cát làm nhiệm vụ tách cát và các hợp chất vô cơ. Với việc xử lý nước thải y tế, thông thường sử dụng tập trung vào hai loại là bể lắng đứng và bể lắng hai vỏ.
  • Ứng dụng công nghệ sinh học AAO (Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí) kết hợp màng MBR trong việc xử lý nước thải y tế. (Áp dụng với các khu vực có nguồn nước ô nhiễm nặng như bệnh viện)
  • Sử dụng các loại hoá chất khử trùng nước như chlorine, clo… Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng oxy hóa khử.

Tuy vậy, các phương pháp trên hoặc là tốn nhiều diện tích, ảnh hưởng tới sức khỏe vì sử dụng hóa chất và đặc biệt không thể xử lý triệt để được các vi khuẩn trong nguồn nước. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho nguồn nước của gia đình, bạn nên trang bị một thiết bị máy lọc nước cho gia đình kết hợp với các phương pháp lọc thô để xử lý nước đầu vào.

Với các ưu điểm nổi trội về công nghệ xử lý nước hiện đại, máy lọc nước RO được trang bị màng lọc RO tiến tiến, hiện đại với các lỗ lọc siêu nhỏ ( chỉ từ 0.1-0.5 nanomet), sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược có khả năng loại bỏ 99.99% các cặn bẩn, các chất độc hại và kim loại nặng… cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết. Hơn nữa, nhiều dòng máy RO trên thị trường hiện nay đã được tích hợp các lõi lọc chức năng giúp cân bằng pH, bổ sung vi khoáng có lợi cho cơ thể.

Máy lọc nước RO xử lý nước thải y tế hiệu quả

Máy lọc nước RO xử lý nước thải y tế hiệu quả

Ô nhiễm nước thải y tế đang là tình trạng đáng báo động hiện nay. Sử dụng sản phẩm máy lọc nước RO được xem là phương pháp xử lý nước hàng đầu mang lại nguồn nước tinh khiết và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

related posts

Leave a Comment