Home Tin tức Tổng hợp 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây nên

Tổng hợp 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nguồn nước ô nhiễm gây nên

by admin

Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ thường chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các tác nhân bên người như virus, vi khuẩn, vi sinh vật… tấn công. Nhất là vào thời điểm giao mùa, cộng thêm với môi trường sống xung quanh không đảm bảo, nguồn nước ô nhiễm thì khả năng bị xâm nhập càng cao. Dưới đây là tổng hợp 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện, nguyên nhân:

Tiêu chảy là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè khi mà nguồn thức ăn rất dễ bị ôi thiu do vi khuẩn xâm nhập. Những biểu hiện dễ thấy của bệnh thường là đi ngoài liên tục kèm theo phân lỏng, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, nhợt nhạt và có thể sốt cao. Bệnh do một số loại vi khuẩn, virus gây nên như: E. coli, Colifom, Rotavirus. Những vi sinh vật này xâm nhập vào cơ thể trẻ theo nhiều con đường khác nhau như:

  • Nguồn nước sinh hoạt, ăn uống của gia đình không đảm bảo, chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Các dụng cụ, đồ dùng phục vụ ăn uống hàng ngày không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.
  • Sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, thức ăn để ôi thiu, có mùi…
  • Môi trường sống xung quanh trẻ bị ô nhiễm.
Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi

Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi

Phòng và điều trị bệnh tiêu chảy:

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Khi trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh cần cung cấp một lượng nước cần thiết cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất, sử dụng một số dung dịch giữ nước như nước muối ấm, dung dịch ozone…, tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh hoặc các loại nước ngọt.

Sử dụng nguồn nước ăn uống trong sạch, hợp vệ sinh. Biện pháp tốt nhất là nên sử dụng các loại máy lọc nước RO gia đình để xử lý nguồn nước. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn những sản phẩm máy lọc nước tốt nhất hiện nay để đảm bảo nguồn nước tinh khiết và an toàn khi sử dụng.

Chế độ ăn uống của trẻ cũng cần phù hợp, nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp và nhớ chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn. Nếu như trẻ bị nặng thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau mắt đỏ

Nguyên nhân, triệu chứng:

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và nhiều nhất là ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa. Những dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh là mắt cộm đỏ, ngứa ngáy, mi mắt hay giật, chảy nước mắt. Nguyên nhân chính gây bệnh là do một số virus gây nên, ngoài ra một số chất hóa học khi xâm nhập vào mắt qua nguồn nước cũng gây nên tình trạng đau mắt đỏ. Những tác nhân gây bệnh này xâm nhập vào mắt qua 2 con đường chính là nguồn nước và không khí và rất dễ lây lan từ người sang người.

Thời gian đầu khi bị đau mắt đỏ, ở mắt của trẻ thường có nhiều gỉ mắt, hay chảy nước mắt sau đó mắt dần dần sưng đỏ và kèm theo triệu chứng ngứa rất khó chịu.

Phòng và điều trị

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, tuy nhiên nếu các phụ huynh không có biện pháp vệ sinh mắt cho trẻ sạch sẽ thì có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập và lây lan mạnh hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của trẻ.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Một số biện pháp phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ như:

  • Rửa mặt hàng ngày cho trẻ bằng nước muối ấm pha loãng, nên rửa bằng khăn mềm. Khăn mặt sau khi rửa phải được giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh mắt cho trẻ bằng thuốc rửa mắt ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải đảm bảo trong sạch, không chứa các virus vi khuẩn gây hại.
  • Không cho trẻ đến những nơi ô nhiễm khói bụi, ẩm thấp
  • Ngoài việc vệ sinh mắt hàng ngày thì cần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, chứa nhiều vitamin A để đôi mắt trẻ được sáng khỏe hơn.
  • Khi trẻ bị mắc bệnh thì cần có biện pháp cách ly, và cho trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Giun sán

Nguyên nhân

Bệnh giun sán là bệnh do một số loại ký sinh trùng gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể theo nhiều con đường khác nhau. Một số loại ký sinh trùng phổ biến như: giun đũa, giun tóc,giun móc, giun kim, sán dây, sán lá gan…

Các loại ký sinh này, thường sống trong ruột, lấy thức ăn và dinh dưỡng của cơ thể chúng ta làm cơ thể trở nên gầy gò, mệt mỏi, chán ăn…

Trẻ em bị nhiễm giun sán rất dễ bị rối loạn đường ruột, còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Nguy hiểm hơn, các loại ký sinh trùng này khi tấn công vào ống mật, hay ruột thừa gây tắc ống mật rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Phòng và điều trị

  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín uống sôi, tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn chưa được chế biến kỹ, còn sống hay tái. Các loại hoa quả phải được rửa sạch bằng nước muối và bỏ vỏ trước khi ăn. Nguồn nước sinh hoạt và ăn uống trong gia đình phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi sinh vật, trứng giun sán…
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình nhất là đồ chơi và dụng cụ học tập của trẻ.
Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Tạo cho trẻ lối sống lành mạnh: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ, móng tay móng chân của trẻ phải được cắt ngắn thường xuyên…
  • Tẩy giun cho các thành viên trong gia đình theo định kỳ 6 tháng/ lần.

Bệnh dị ứng da

Dị ứng da là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Do làn da của trẻ còn khá mỏng manh, yếu đuối nên khi gặp bất cứ yếu tố bên ngoài môi trường nào cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng, nổi mề đay. Ngay cả nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cũng là thủ phạm chính gây nên dị ứng ở trẻ.

Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo, chứa nhiều tạp chất, chất hóa học và các kim loại nặng sẽ khiến cho các chất này xâm nhập sâu vào trong da qua lỗ chân lông. Khi mà hệ miễn dịch của cơ thể không thể đào thải các chất độc hại này sẽ gây ảnh hướng đến da gây ra các tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa… nặng hơn có thể gây các bệnh như lở loét, ung thư da.

Ngay cả khi sử dụng nguồn nước máy cũng chưa chắc chắn đảm bảo làn da của trẻ được bảo vệ. Hóa chất clo còn dư trong quá trình xử lý có vai trò làm sạch nguồn nước nhưng lại rất dễ gây dị ứng và các bệnh da liễu.

Dị ứng da ở trẻ

Dị ứng da ở trẻ

Phòng và điều trị dị ứng da:

  • Đối với nguồn nước máy: không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước này từ đường ống. Gia đình bạn cần có hệ thống bể, bồn chứa nước để hóa chất clo bay hơi hết trước khi sử dụng.
  • Đối với các nguồn nước khác như nước giếng, nước mưa thì cần có biện pháp xử lý nước hiệu quả để tạo ra nguồn nước đảm bảo an toàn cho gia đình. Sử dụng hệ thống lọc nước sinh hoạt được coi là biện pháp hiệu quả mà tiết kiệm chi phí.
  • Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị dị ứng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để khám và điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ do một loại siêu vi khuẩn có tên varicella zoster gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc qua nguồn nước. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, sau đó cơ thể bắt đầu nổi mụn nước trên da rất ngứa và khó chịu. Sau đó mật độ các mụn nước xuất hiện với mật độ dày hơn và có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Thủy đậu là bệnh lành tính và chỉ mắc một lần nhưng nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não, viêm thận…

Bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm với trẻ nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp

Bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm với trẻ nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp

Các bậc phụ huynh cần có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cho trẻ không bị mắc bệnh:

  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc, lại gần những người mắc thủy đậu
  • Tránh cho trẻ chơi ở những nơi ẩm ướt vì đây chính là môi trường sống của các vi khuẩn gây hại
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh các nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Khi trẻ bị mắc bệnh cần kết hợp các biện pháp điều trị cho trẻ bằng thuốc uống và thuốc bôi. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với gió và nước lạnh vì có thể khiến cho bệnh phát triển mạnh hơn.

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là hội chứng bệnh do virus đường ruột họ Picornaviridae gây ra ở người và nhất là đối với trẻ em. Một số virus gây bệnh chân tay miệng phải kể đến là Coxsackie A, Enterovirus hay còn gọi là EV-71.

Bệnh chân tay miệng thường lây qua đường hô hấp hoặc qua đường tiếp xúc trực tiếp. Thông thường thì bệnh thường tự khỏi mà không cần phải điều trị, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp gây ra biến chứng như sốt cao, mất nước, bội não, hay viêm màng não rất nguy hiểm.

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Phòng và điều trị bệnh chân tay miệng:

  • Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ chơi của trẻ
  • Nguồn nước sinh hoạt và ăn uống trong gia đình phải được đảm bảo vì nếu không sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Các chuyên gia  đầu ngành về nước cũng đưa ra lời khuyên cho gia đình bạn nên sử dụng các loại máy lọc nước RO giúp loại bỏ các vi khuẩn virus có hại, cho nguồn nước sử dụng đảm bảo an toàn hợp vệ sinh
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh
  • Khi trẻ bị mắc bệnh cần vệ sinh hằng ngày cho trẻ bằng nước muối ấm, đồng thời cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch ở trẻ.

Trên đây là 6 trong số rất nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ một phần do nguồn nước ô nhiễm gây nên và cách phòng tránh. Việc sử dụng một biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt và ăn uống trong sạch hợp vệ sinh là rất cần thiết để hạn chế cho trẻ mắc phải các bệnh nêu trên đồng thời giúp trẻ phát triển đồng đều về thể chất lẫn trí tuệ.

related posts

5 comments

Hiền 9 Tháng Tám, 2018 - 2:37 sáng

Bài viết rất bổ ích

Reply
au_admin 11 Tháng Tám, 2018 - 2:16 sáng

Chuyengiamaylocnuoc cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức thường xuyên về công nghệ xử lý nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước…

Reply
Phạm Bích Hạnh 20 Tháng Tám, 2018 - 4:47 sáng

Nhà mình sử dụng nước máy, nhưng 2-3 tháng chồng mình phải đánh rửa bình chứa 1 lần vì nhiều cặn bẩn và bùn quá. Nước máy mà mình cảm thấy không an tâm sử dụng, chỉ sợ bé nhà mình bị mấy bệnh trên thì mệt. Đang có ý định mua máy lọc nước cho đỡ lo hơn. nhờ add tư vấn giùm với thanks!

Reply
au_admin 21 Tháng Tám, 2018 - 8:57 sáng

Chào bạn, đối với nguồn nước tại Việt Nam hiện nay thì các chuyên gia về nước khuyên gia đình bạn nên sở hữu một chiếc máy lọc nước RO đạt chuẩn để sử dụng an toàn hơn. bạn cũng có thể tham khảo tại https://chuyengiamaylocnuoc.vn/danh-gia-top-12-may-loc-nuoc-tot-nhat-2018-tu-chuyen-gia/

Reply
au_admin 23 Tháng Tám, 2018 - 2:40 sáng

Chào bạn, bạn muốn mua máy lọc ở phân khúc giá nào. Nếu ở mức giá tầm trung 5-7 triệu thì bạn nên mua máy lọc nước karofi optimus. máy đạt chuẩn nước uống trực tiếp của bộ y tế, được trang bị hệ thống bổ sung ion khoáng có lợi cho cơ thể. hơn nữa thiết kế máy khá bắt mắt, gọn gàng.

Reply

Leave a Comment