Home Tin tức Không khí ô nhiễm có thể gây ra những bệnh gì?

Không khí ô nhiễm có thể gây ra những bệnh gì?

by admin

Thời gian gần đây tại những thành phố lớn của nước ta, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM liên tục xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí. Được xác định là do những hạt bụi siêu mịn gây ra. Ô nhiễm không khí có thể khiến cho chúng ta gặp phải những căn bệnh có vấn đề về đường hô hấp. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu không khí ô nhiễm gây ra những bệnh gì nhé?

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là gì? Đó là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới biểu hiện bằng tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản.Viêm phế quản được chia ra làm 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính : thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể kéo dài vài tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác.

Tiếp xúc bụi mịn và khói từ môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản. Theo nhiều nghiên cứu, nitơ dioxide ngoài trời là yếu tố nguy cơ chính gây viêm phế quản mạn tính ở nữ giới

Bệnh viêm phế quản. Ảnh: Laodong.vn

Hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu. Khí ozone, chất gây ô nhiễm ngoài trời phổ biến, có thể là tác nhân gây hen suyễn và kích thích phổi hoặc đường thở

Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn. Ảnh: careplusvn.com

U xơ nang

Bệnh u xơ nang (CF) hay còn gọi là xơ nang, là bệnh di truyền kéo dài suốt đời khiến cơ thể tiết mồ hôi và dịch nhầy. Thông thường, dịch nhầy là chất dịch trơn, hơi dính giúp bôi trơn và bảo vệ các màng nhầy. Tuy nhiên, khi mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường. Nó có thể làm tắc nghẽn phổi và gây nhiễm trùng phổi.

Dịch nhầy cũng ảnh hưởng đến tụy, khiến cho enzyme tiêu hóa không thể đến được ruột non. Nếu không có enzyme, chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ từ thức ăn.

Các vấn đề về tim mạch

Các hạt nhỏ được tìm thấy trong không khí ô nhiễm có thể kích thích phổi và các mạch máu quanh tim. Theo thời gian, chúng có thể làm hỏng các mô của tim, cứng động mạch, tăng nguy cơ đau tim, huyết áp cao và đột quỵ. Nguy cơ càng tăng cao và rõ rệt ở người già, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tiếp xúc lâu với các chất gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí cũng là tác nhân làm trầm trọng bệnh COPD. Khi tiếp xúc các hạt ô nhiễm, bệnh nhân mắc COPD dễ bị phát bệnh, cấp cứu, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Ở các nước kém phát triển, COPD chủ yếu xảy ra do sử dụng than để nấu ăn, sưởi ấm…

Tự kỷ

Gần đây, các nhà khoa học công bố nhiều nghiên cứu khẳng định mức độ ô nhiễm không khí cao ảnh hưởng đến thai kỳ, gây ra chứng tự kỷ cho trẻ sau này. Cụ thể, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tiếp xúc lượng hạt mịn lớn tăng gấp đôi nguy cơ sinh con tự kỷ so với phụ nữ tiếp xúc với môi trường sạch, ít ô nhiễm

Vô sinh

Theo Reuters, nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy phụ nữ tiếp xúc mức độ ô nhiễm không khí cao có thể khó thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu khác của Đài Loan (Trung Quốc) theo dõi 6.500 nam giới phát hiện ô nhiễm có thể làm kém chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh

Ung thư

 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết ô nhiễm không khí ngoài trời có thể là nguyên nhân gây ung thư. Các hạt nhỏ nhất trong không khí là PM10 và PM2.5 có liên quan ung thư phổi do ô nhiễm. Nguyên nhân có thể là các hạt này gây thiệt hại gốc tự do, làm hỏng ADN trong tế bào, dẫn đến ung thư. Tiếp xúc lâu dài với amiăng trong không khí có thể gây ung thư biểu mô phát triển trong niêm mạc phổi, dạ dày hoặc tim

Kết luận: Giữa không khí ô nhiễm như hiện nay, mọi người hãy hạn chế đi ra ngoài đường và hãy đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi siêu mịn nếu có việc bắt buộc phải di chuyển nhé. Chúc các bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe

related posts

Leave a Comment