Home Tin tức Những khuyến cáo để phòng tránh rét đậm, rét hại?

Những khuyến cáo để phòng tránh rét đậm, rét hại?

by admin

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia thông tin, từ ngày 30/12/2020 ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thời tiết chuyển biến phức tạp, rét đậm, rét hại xảy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Lần này rét đậm, rét hại tập trung tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang với nền nhiệt thấp nhất xuống đến 6-9 độ. Khu vực vùng núi từ 3-6 độ, riêng vùng núi cao có thể xuống đến 0 độ. Khả năng rất cao sẽ gây ra băng giá và sương muối.

Rét hại là gì?

Rét hại là loại hình thiên tai khi nhiệt độ tring bình ngày giảm xuống dưới 13 độ C.

Tác hại do rét hại gây ra:

– Đối với con người: Gây mất nhiệt, nếu bị nhiệt quá mức sẽ dẫn đến tử vong.

– Vật nuôi: Chết cóng, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

– Cây trồng: Có thể bị chết lá, héo úa.

Những khuyến cáo để phòng tránh rét đậm, rét hại?

  • Đối với con người:

– Nên ăn uống các đồ ấm và nóng.

– Không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín.

– Không nên uống rượu khi ở ngoài trời lạnh.

– Thường xuyên theo dõi và cập nhập tình hình thông tin dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

– Mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

– Nếu trời có mưa và tuyết nên mặc quần áo không thấm nước, tránh để bị ướt

  • Đối với cây trồng:

– Chủ động che chắn cây trồng bằng bạt, ni lông,..

– Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông

– Tăng cường các biện pháp chăm sóc, tưới nước, bón phân hữu cơ,…

  • Đối với vật nuôi:

– Không thả rông, chăn thả gia súc ngoài trời vào những ngày rét hại.

– Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y, khuyến nông.

– Chủ động dự trữ thức ăn thô (rơm rạ, cỏ khô, phụ phẩm nông nghiệp…)

– Mặc áo chống rét cho gia súc (tận dụng áo cũ, chăn cũ, bao tải gia, bao tái dứa,..)

– Dự trữ chất đốt (củi, trấu, mùi cưa,..) để sưởi ấm cho đàn gia súc, gia cầm.

– Che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh gió lùa, mưa hắt, tránh để nền trại ẩm ướt, lầy lội.

– Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho gia súc, gia cầm; bổ sung thức ăn tinh (bột ngii, sắn, hoặc cám gạo); muối khoáng, vitamin, men tiêu hóa.

– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý chất thải vật nuôi tránh dịch bệnh

related posts

Leave a Comment