Home Điểm tin nguồn nước Vì sao hạn mặn tại miền Tây năm nay rất gay gắt?

Vì sao hạn mặn tại miền Tây năm nay rất gay gắt?

by admin

Tình trạng hạn mặn trong mùa khô 2019 – 2020 ở đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người cho rằng còn nghiêm trọng hơn năm kỷ lục 2016.

Miền Tây đang trải qua đợt hạn mặn được coi là gay gắt bậc nhất lịch sử. Hiện tại, nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long trừ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. 5 tỉnh miền tây đã công bố tình huống khẩn cấp vì hạn mặn bao gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An.

Theo dự báo, độ mặn năm nay có khả năng cao hơn trung bình của nhiều năm và cao hơn thiên tai năm 2016. Cùng với đó, ngành nông nghiệp cho biết xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang rất gay gắt và tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Không chỉ vậy, người dân miền Tây cũng cho biết bình thường phải qua tết Nguyên đán thì nước mặn mới xâm nhập nhưng mùa nước mặn năm nay đến rất sớm, có nơi từ tháng 11/2019. Năm 2016 được coi là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới có 1 lần thì năm nay hạn mặn đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.

Tại sao hạn mặn miền Tây năm nay lại kinh khủng đến vậy?

Theo các chuyên gia, hạn mạn miền Tây năm nay rất gay gắt và còn khốc liệt hơn cả đợt lịch sử năm 2016. Trên khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại, tình trạng đất đai nứt nẻ, lúa héo khô, người dân đi chở từng can nước là chuyện rất phổ biến. Tuy nhiên, theo quy luật thì cứ năm trước lũ thấp thì năm sau hạn mặn gay gắt. Năm 2019 lũ thấp nên năm 2020 hạn mặn diện rộng là điều đã được cảnh báo từ trước

Đánh giá 12 máy lọc nước RO và Nano gia đình tốt nhất

Nguyên nhân của tình trạng hạn mặn này đến từ việc lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Kông rất ít vì bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Lượng mưa thấp kỷ lục này khiến nước đổ về hạ nguồn không nhiều. Theo phản ánh, hiện điều người dân Đồng bằng sông Cửu Long mong muốn là những cơn mưa lớn để nước đỡ mặn và giảm bớt tình trạng khô hạn trên những cánh đồng.

Cũng chính vì ít mưa nên dẫn đến việc các đập thủy điện dọc lưu vực sông Mê Kông phải tích nước cho đến khi đầy mới xả ra để phát điện. Điều này khiến lượng nước đổ về hạn nguồn là rất ít và tình trạng hạn mặn càng thêm nghiêm trọng. Hiện tại, dọc lưu vực sông Mê Kông có hàng chục đập thủy điện khác nhau ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và cả Việt Nam. Cần phải biết rằng việc xây các đập thủy điện không chỉ trên dòng chảy chính sông Mê Kông mà cả trên các phụ lưu của dòng sông này khiến lưu lượng nước dòng chính giảm đi đáng kể.

Dự báo, đến cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với giữa tháng. Theo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo hạn mặn trong mùa khô 2019 – 2020 sẽ ảnh hưởng tới các vùng canh tác trái cây và nước sinh hoạt của người dân, dự báo có 80.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng.

Trong tháng 4 hạn mặn còn nghiêm trọng

Theo thông tin từ Viện khoa học thủy lợi miền Nam, dung tích Biển Hồ ngày Campuchia 12/3 chỉ còn 1,84 tỷ m3, nên lượng điều tiết từ lưu vực Biển Hồ xuống hạ lưu hiện không đáng kể. Nguồn nước mùa khô năm 2019 – 2020 về vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với trung bình 10 năm gần đây. Lưu lượng bình quân tháng 2/2020 thấp hơn so với trung bình và thấp hơn so với năm kỷ lục 2016.

Theo Tổng cục khí tượng thủy văn, dự báo từ nay cho đến ngày 6/4, mặn trên vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm dần, phạm vi cách biển từ 35 – 45 km trở vào ở cửa sông Cửu Long có khả năng xuất hiện nước ngọt khi thủy triều thấp, thuận lợi cho việc lấy nước. Tuy nhiên, trên các sông Hàm Luôn, Cửa Tiểu và Cửa Đại mặn vẫn còn khá cao.

Tuy nhiên, trong tháng 4 do lượng nước từ thượng lưu sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp nên xâm nhập mặn ở vùng ngày vẫn còn nghiêm trọng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt ở khu vực cửa sông Cửu Long từ 8-15/4.

Đánh giá 12 máy lọc nước RO và Nano gia đình tốt nhất

Đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5, mùa mưa có thể bắt đầu ở miền Nam nên tình trạng hạn mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng trong trường hợp mưa đến muộn, dòng chảy từ thượng lưu về đồng bằng thấp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Theo các thống kê, hiện tại đang có khoảng 95.600 hộ dân ở các tỉnh miền Tây gặp khó khăn trực tiếp về nguồn nước sinh hoạt do hạn mặn.

Theo trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 0,4% xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 7 – 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ‘đạt đỉnh’, xâm nhập mặn vào sâu 100 – 110 km. Điều này có nghĩa nước mặn trong đợt hạn mặn năm nay đã đi sâu vào đất liền tới hơn 100 km ở vùng nghiêm trọng nhất.

Trong thời điểm 11 – 13/3 xâm nhập mặn trên một số sông như sau: ở sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 90 – 112km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 55 – 60km; sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 68 – 80km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn 55 – 68km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 60 – 67km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 55 – 58km.

Karofi tặng trạm cấp nước ngọt tinh khiết

Dự án “Tận tâm vì tương lai Việt” của Tập đoàn Karofi Việt Nam với mục tiêu mang lại nguồn nước tinh khiết đảm bảo cho người dân trên khắp cả nước, đến nay đã triển khai được 6 năm với nhiều hoạt động như tặng máy lọc nước cho bà con nghèo ở các “làng ung thư” phía Bắc; tài trợ máy lọc nước miễn phí cho các bệnh viện lớn tuyến trung ương; tặng máy lọc nước cho các trường học vùng cao, tặng trạm nước sạch cho xã nhiễm phèn Mộ Đức – Quảng Ngãi. Cùng chung tay hỗ trợ máy lọc nước nóng lạnh cho người dân vùng tâm dịch Vĩnh Phúc nhằm phục vụ các y bác sĩ, bệnh nhân điều trị và cách ly trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Tiếp tục sứ mệnh của mình, ngày 10.3.2020, Karofi đã chính thức hoàn thành và bàn giao một trạm cấp nước tinh khiết tổng trị giá 350 triệu đồng cho người dân xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo: Khoahoc.tv

related posts

Leave a Comment