Home Tin tức Lỗi máy lạnh bật không nên và cách xử lý

Lỗi máy lạnh bật không nên và cách xử lý

by admin

Máy lạnh (điều hòa) bật không lên có thể do nhiều nguyên nhân như: đứt dây điện, hỏng aptomat, bo mạch bị lỗi, điều khiển hỏng, hỏng block,… Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp phải và cách khắc phục hiệu quả.

1. Điều khiển máy lạnh bị hỏng

Khi bạn hướng remote về phía máy lạnh nhưng không thấy máy lạnh khởi động, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do điều khiển máy lạnh bị hỏng (hết pin, bị chập vi mạch…). Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máy lạnh nhà bạn bật không lên.

1.1. Tình trạng khi điều khiển bị hỏng

Tình trạng máy lạnh không nhận tín hiệu bật/tắt từ điều khiển, remote máy lạnh mất tín hiệu hoặc điều khiển không lên màn hình, những sự cố này có thể do:

  • Người dùng sử dụng sai cách, chọn sai chế độ hoặc vô tình làm máy lạnh bị khóa các chức năng
  • Hệ thống vi mạch của thiết bị bị chập mạch khiến các phím trên điều khiển bị liệt.
  • Pin của remote yếu hoặc bị hết pin nên không còn sử dụng được nữa.

1.2. Cách khắc phục khi điều khiển hỏng

Nếu là do pin yếu hoặc hết pin thì người dùng chỉ cần mua đôi pin mới để thay thế, lưu ý là phải thay cả đôi pin và thay đúng dòng pin cùng loại với pin cũ đang sử dụng. Nếu đã thay pin rồi mà dùng remote điều chỉnh vẫn không thấy tín hiệu hồi đáp từ máy lạnh, lúc này ta cần mang remote đến trung tâm sửa chữa. Trường hợp điều khiển hỏng hoàn toàn, không thể sửa chữa thì các bạn nên mua điều khiển mới.

Khi điều khiển hỏng mà bạn lại đang cần dùng máy lạnh thì bạn có thể khắc phục tạm thời bằng các cách như sau:

  • Bật – tắt máy lạnh bằng nút nguồn trên dàn lạnh: Nút nguồn thường được đặt ở phía trái của cánh quạt gió trên dàn lạnh (bên cạnh đèn Timer và đèn báo máy lạnh hoạt động).
  • Bật – tắt máy lạnh bằng smartphone: Hoạt động điều khiển máy lạnh dựa vào ứng dụng tia hồng ngoại. Vì vậy, khi điện thoại trang bị mắt hồng ngoại, bạn có thế dùng ứng dụng trên điện thoại để bật/tắt, không cần điều khiển từ xa.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng như: IR Remote, Tado° Cooling, Asmart Remote IR… là bạn có thể bật/tắt máy lạnh mà không cần sử dụng đến điều khiển từ xa.

2. Hỏng Aptomat

Aptomat của máy lạnh bị hỏng cũng có thể là nguyên nhân khiến máy lạnh không hoạt động hoặc không lên nguồn. Nếu Aptomat không bị chập, cháy nổ ra bên ngoài thì người dùng sẽ rất khó để nhận biết và kiểm tra tình trạng, nếu không nắm rõ kỹ thuật hay không có đồng hồ vạn năng.

2.1. Tình trạng khi máy lạnh hỏng aptomat

Máy lạnh nhà bạn đang sử dụng bình thường mà bật được khoảng 5 – 10 phút lại bị nhảy aptomat khiến máy bị ngắt nguồn. Nhất là vào thời điểm những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao bạn sẽ thấy hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Hoặc máy lạnh đã sử dụng sau nhiều năm, các linh kiện đã xuống cấp và aptomat không còn đảm bảo cũng hay bị tình trạng này.

Hỏng Aptomat cũng là một trong số những nguyên nhân khiến máy lạnh bật không lên

2.2. Cách khắc phục khi máy lạnh hỏng aptomat

Nếu có đồng hồ vạn năng, bạn nên kiểm tra aptomat và dây điện cấp cho máy lạnh. Hãy dùng 1 dây điện khác cấp điện trực tiếp cho máy lạnh không qua aptomat, nếu máy lạnh chạy thì dây điện bị đứt hoặc aptomat hỏng.

Nếu bạn không thạo về kỹ thuật và không biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng, tốt nhất bạn nên liên hệ bộ phận chuyên bảo trì, sửa chữa có chuyên môn để giúp bạn khắc phục tình trạng hỏng aptomat.

3. Hỏng mắt nhận tín hiệu điều khiển

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến làm cho máy lạnh của gia đình bạn bật không lên, có thể do mắt nhận tín hiệu của máy lạnh đã bị hỏng.

3.1. Tình trạng khi hỏng mắt nhận tín hiệu điều khiển

Nếu mắt nhận tín hiệu bị hỏng thì máy lạnh sẽ không thể nhận được tín hiệu từ điều khiển. Vào lúc này, cách để có thể nhận biết chính là hướng camera điện thoại về phía mắt nhận của điều khiển, bấm các chức năng trên điều khiển rồi nhìn qua màn hình điện thoại. Nếu thấy tia hồng ngoại phát ra từ điều khiển thì điều khiển vẫn sử dụng bình thường và kết luận 100% là điều hòa đã hỏng mắt nhận tín hiệu.

3.2. Cách khắc phục khi hỏng mắt nhận tín hiệu điều khiển

Tình trạng trên chúng ta không thể tự sửa chữa, kiểm tra tại nhà được. Người dùng nên liên hệ với trung tâm bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ bảo trì có trình độ và tay nghề để sửa chữa mắt nhận tín hiệu. Nếu thợ sửa chữa yêu cầu thay thế thì người dùng nên chọn mua linh kiện chính hãng để thay.

4. Dây điện bị đứt 

Một trong những nguyên nhân chính khiến máy lạnh bật không lên có thể do dây điện bị đứt gãy một vài chỗ, nguyên nhân này rất nguy hiểm và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4.1. Tình trạng dây điện bị đứt

Mặc dù đã được kết nối nguồn điện nhưng nút báo nguồn của máy lạnh không sáng thì có thể dây điện bị đứt gãy một vài chỗ. Tình trạng trên cũng do ngoại cảnh tác động như: chuột, gián cắn, do tiếp xúc không tốt tại các đầu nối,…

4.2. Cách khắc phục khi dây điện bị đứt

Lần theo đường dây điện để kiểm tra xem có đoạn nào bị đứt hay không. Nếu dây điện chạy ngầm, các bạn dùng 1 dây điện khác cấp điện trực tiếp cho máy lạnh không qua aptomat. Nếu máy lạnh không chạy thì chứng tỏ dây điện bị đứt hoặc chập cháy:

  • Trường hợp bị chuột cắn đứt dây điện mô tơ đảo gió thì có thể nối lại được. Nhưng nếu chuột cắn ngay cuốn mô tơ đảo gió thì không thể nối được mà phải thay mới và cần liên hệ ngay đến bộ phận chuyên sửa chữa.
  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp có ổn định không, có đúng điện áp không, đường điện trước đó có bị chập cháy không. Nguyên nhân này thường chiếm tới 40% gây ra tình trạng mất nguồn đến từ các sự cố chập cháy do xung điện.

Dây điện có thể bị đứt gãy cần nối lại để máy lạnh hoạt động bình thường

5. Chập cháy do xung điện

Trường hợp chập cháy do xung điện cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khi máy lạnh bật không lên. Đặc biệt là đối với các gia đình có diện tích hẹp như chung cư, nhà tập thể, nhà ống… không có nhiều lựa chọn cho vị trí lắp dàn nóng, dàn lạnh. Khi lắp đặt ở vị trí nóng nhất của căn phòng sẽ dễ xảy ra chập cháy do xung điện

5.1. Tình trạng chập cháy do xung điện

Vào những ngày khí hậu nóng nực, đặc biệt là mùa hè nhiệt độ tăng cao kỷ lục (có ngày đến hơn 40 độ C) khiến thiết bị làm mát hoạt động quá tải, mà lắp đặt máy lạnh lại ở những bức tường nóng. Lúc này, dàn nóng sẽ không thể tản nhiệt hết được dẫn đến chết tụ, chập cháy do xung điện và chỉ chạy quạt gió dàn lạnh.

5.2. Cách khắc phục chập cháy do xung điện

Lỗi này khá trầm trọng và nguy hiểm nên người sử dụng không thể tự khắc phục tại nhà được, mà cần phải liên hệ với trung tâm bảo hành của máy lạnh hoặc dịch vụ sửa chữa.

6. Điều hòa bị hỏng block (máy nén)

Máy nén (Block) là một bộ phận rất quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu giúp điều hòa vận hành ổn định. Khi máy nén bị hỏng sẽ dẫn đến tình trạng điều hòa không bật lên (không hoạt động) được.

6.1. Tình trạng khi máy nén hỏng

Khi máy nén (block) của điều hòa hỏng có thể do mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển… Từ đó mà điều hòa không hoạt động bình thường được.

Ngoài ra, nếu điều hòa bị thừa hoặc thiếu hụt gas lạnh, điều hòa hoạt động quá tải cũng làm hỏng máy nén (block) và cần thay thế.

6.2. Cách khắc phục khi máy nén hỏng

Máy nén là bộ phận rất quan trọng và có nhiều vi mạch phức tạp, vì vậy đòi hỏi phải có chuyên môn và am hiểu về kỹ thuật mới tự khắc phục được. Người dùng không tự kiểm tra được mà hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa. Giá gói sửa máy nén dao động khoảng từ 2,5 triệu đến 5 triệu cho chi phí thay block mới. (lưu ý giá cụ thể còn tùy thuộc vào loại block mà điều hòa đó sử dụng).

Máy nén (Block) của điều hòa bị hỏng cần có đội ngũ am hiểu về kỹ thuật sửa chữa

7. Đường dây sử dụng không đáp ứng đủ điện áp

Đường dây điện mà gia đình sử dụng không đáp ứng đủ điện áp cũng là nguyên nhân làm điều hòa không hoạt động hoặc bị chấp cháy.

7.1. Tình trạng

Để điều hòa có thể vận hành được thì phải đảm bảo đường dây điện đáp ứng đủ điện áp tiêu thụ của điều hòa.

Ví dụ: Điều hòa 12000 BTU có công suất khoảng 1000W, thì dòng điện cần là 4.5A. Nếu đơn vị lắp đặt chỉ dùng dây 1.5mm (tiêu chuẩn dùng cho dòng 4A) thì sẽ không đủ điện áp cho điều hòa hoạt động. Từ đó, dễ dẫn tới hiện tượng các chi tiết linh kiện bên trong điều hòa bị chập cháy.

7.2. Cách khắc phục

Cách khắc phục hiệu quả nhất vẫn là nên liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa để kiểm tra và lắp đặt sao cho đảm bảo đủ điện áp cần thiết.

8. Mạch nhận tín hiệu điều khiển trên dàn lạnh bị hỏng  

Mạch nhận tín hiệu điều khiển trên dàn lạnh bị hỏng sẽ dẫn tới máy lạnh không thể hoạt động bình thường được. Khiến người dùng sẽ gặp các sự cố gây phiền toái khi sử dụng,

8.1. Tình trạng

Nếu điều hòa không gặp các tình trạng nêu trên thì rất có thể board nhận tín hiệu điều khiển trên dàn lạnh của điều hòa bị hư hỏng. Cần kiểm tra cả hệ thống này vì điều hòa được điều chỉnh do sự tương tác giữa board dàn lạnh và điều khiển.

8.2. Cách khắc phục

Mạch nhận tín hiệu điều khiển hay còn gọi là vi xử lý khi hỏng hóc có khá nhiều trường hợp phức tạp có thể xảy ra. Để sửa chữa được cần sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực mạch điều hòa. Bởi vậy, để đảm bảo nhất, người sử dụng nên liên hệ với trung tâm bảo hành, dịch vụ sửa chữa uy tín và có chuyên môn về kỹ thuật.

9. Mạch dàn nóng bị hỏng

Ngoài tám nguyên nhân vừa nêu trên thì mạch dàn nóng bị hỏng khiến cũng là một nguyên nhân cho điều hòa không thể vận hành (bật không lên) được.

9.1. Tình trạng khi mạch dàn nóng bị hỏng

Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở dòng điều hòa inverter tiết kiệm điện. Đối với dòng điều hòa chạy công nghệ biến tần, điều hòa inverter có mạch cục nóng và mạch mặt lạnh cấp tín hiệu phản hồi cho nhau. Nếu bất kể một trong hai gặp sự cố thì đều không nhận được tín hiệu và điều hòa không chạy.

9.2. Cách khắc phục khi mạch dàn nóng bị hỏng

Khi mạch dàn nóng bị hỏng cần liên hệ trực tiếp với trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa để tiến hành kiểm tra và thay thế (nếu cần).

Khi mạch dàn nóng bị hỏng điều hòa sẽ không thể vận hành bình thường được

Khi mạch dàn nóng bị hỏng điều hòa sẽ không thể vận hành bình thường được

Máy lạnh bật không lên có thể do 1 trong những nguyên nhân nêu trên. Cũng có trường hợp gặp 2 đến 3 nguyên nhân cùng lúc, nếu máy lạnh đã cũ hoặc thời gian sử dụng đã lâu mà chưa được vệ sinh bảo dưỡng định kỳ.

related posts

Leave a Comment