Home Điểm tin nguồn nước Hiện trạng nguồn nước tại khu vực Đồng Bằng Nam Bộ

Hiện trạng nguồn nước tại khu vực Đồng Bằng Nam Bộ

by admin

Khu vực Nam Bộ là nơi có trữ lượng nước lớn, hệ thống sông dày đặc, là khu vực điển hình của vùng sông nước Việt Nam do đó tài nguyên nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Ô nhiễm nguồn nước ở Nam Bộ

Hiện nay, tình trạng suy kiệt nguồn nước hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa và nước ngầm ở vùng ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập mặn cho vùng đồng bằng có 3 mặt tiếp giáp với biển như đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông và do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển… điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh với việc phần lớn nước thải sinh hoạt không được xử lý, đổ thẳng vào các con sông lớn khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Theo nghiên cứu từ viện khoa học khí tượng thủy văn môi trường, trong giai đoạn trước thì 50% lượng mưa của khu vực Nam Bộ là mưa axit, điều này là hệ quả của việc ô nhiễm môi trường do khí thải từ các khu công nghiệp. Kết quả quan trắc từ Bộ tài nguyên môi trường năm 2013 cho thấy nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long đi qua các vùng đô thị như Long Xuyên, Cần Thơ trên sông Hậu, Mỹ Tho trên sông Tiền, Tây Ninh, Mộc Hóa và Tân An trên sông Vàm Cỏ, Biên Hòa trên sông Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn đã vượt quá mức cho phép từ 2-5 lần; hàm lượng BOD và COD vượt giới hạn cho phép 1-3 lần; các hợp chất nito và kim loại nặng cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Từ năm 2015, trung bình vùng ĐBSCL đã bị tụt giảm lượng nước ngầm xuống 15m và khai thác nước ngọt phải đạt độ sâu gấp đôi so với trước kia để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vẫn còn một tỷ lệ lớn nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm hóa chất không sử dụng được.

Nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm đe dọa tới sức khỏe của người dân

Nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm đe dọa tới sức khỏe của người dân

Mỗi một tầng đất đều chịu ảnh hưởng ít nhiều sự tác động của việc nguồn nước ô nhiễm đặc biệt ở các tầng gần trên cùng và ở vùng gần khu vực dân cư, vùng nông nghiệp phát triển. Nước trong các tầng nông sẽ có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm cao hơn nếu không có biện pháp khai thác và bảo vệ tốt trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hiện nay. Thêm một kết quả nghiên cứu quan trắc  tại TP.Hồ Chí Minh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu nữa cũng cho thấy sự ô nhiễm nguồn nước ngầm (asen, chất hữu cơ, các hợp chất nito,…) đến từ việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại đây. Đặc biệt nghiêm trọng với sự ô nhiễm asen đạt tỷ lệ cao nhất trong nước ngầm tại 4 tỉnh : An Giang (số lượng mẫu vượt chỉ tiêu cho phép là 20.18%, Đồng Tháp(12.47%), Long An(8,61%), Kiên Giang(3,79%) với hàm lượng asen cao (>0.05mg/l) đe dọa sức khỏe của cư dân thường xuyên sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt.

related posts

Leave a Comment