Home Tin tức Hà Nội lại nhiều sương mù. Liệu có hại cho sức khỏe?

Hà Nội lại nhiều sương mù. Liệu có hại cho sức khỏe?

by admin

Sáng nay người dân tại TP Hà Nội lại tiếp tục chứng kiến cảnh sương mù dày đặc bao trùm cả thành phố và các khu vực lân cận. Nhìn qua thì có vẻ thơ mộng và huyền ảo. Nhưng chúng ta không hề biết được ẩn chứa trong đó là vô số các hạt bụi mịn dày đặc, gây nguy hiểm cho sức khỏe

Ngày 24/12, Hà Nội và vùng lân cận bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp khiến ô nhiễm bụi mịn ở mức rất cao. Mức độ tăng dần từ sáng đến trưa do sương mù vẫn không giảm.

Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), hơn 50 điểm quan trắc chuyển màu đỏ – mức có hại cho sức khỏe và 6 điểm màu tím – mức rất có hại cho sức khỏe, người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, ít mở cửa nhà và luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn.

Lúc 11 giờ ngày 24/12, hệ thống quan trắc không khí của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội) ghi nhận chỉ số AQI ở mức kém là 183.

Theo AirVisual, chỉ số AQI tại Hà Nội hầu hết ở ngưỡng đỏ và ở mức cao từ 172-200, có hại cho sức khỏe, trong đó các điểm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Tô Ngọc Vân, đường Tây Hồ chuyển màu tím từ 212-275.

PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu hết các điểm quan trắc đặt tại Hà Nội và một số nơi ở các tỉnh xung quanh Hà Nội như Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình ngưỡng đỏ, không tốt cho sức khỏe. Chỉ số AQI đều ở mức 154-196.

Những điểm cao nhất tập trung ở Hà Nội như Ngã 6 Ô Chợ Dừa (Đống Đa) là 183, Hàng Bún (Ba Đình) là 186, Nguyễn Chế Nghĩa (Thanh Xuân) là 193, Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm) là 194.

Đặc biệt, có 3 điểm quan trắc ở Bắc Ninh chuyển ngưỡng tím, từ 203-218, rất có hại cho sức khỏe là ở Delco Agricuture, Trung tâm văn hóa Luy Lâu (Thuận Thành), Thư viện Khu phố Trang Liệt (Từ Sơn).

AirVisual dự báo trong 7 ngày tới, tình trạng ô nhiễm bụi mịn vẫn ở mức cao. Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân cần theo dõi các thông tin về chất lượng không khí để có những ứng phó phó phù hợp, bởi khu vực miền Bắc đang giai đoạn giữa mùa đông là thời kỳ chất lượng không khí thấp nhất trong cả năm./.

Bụi mịn là gì?

Tác hại đối với sức khỏe mà bụi mịn gây ra?

Bụi mịn pm2.5 và pm 1.0 xâm nhập vào cơ thể người thông qua hệ thống hô hấp khi con người hít thở, tùy vào kích thước của hạt bụi thì mức độ xâm nhập sẽ có sự khác nhau. Trong khi bụi mịn pm 1.0 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ lại trên phổi, thì bụi mịn pm2.5 lại nguy hiểm hơn vì chúng có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của người bệnh. Từ đó gây ra nhiều loại bệnh như: viêm phế quản, hen xuyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…

Các biện pháp giữ sức khỏe khi ô nhiễm không khí

Con đường hình thành và sinh ra pm 2.5 và bụi mịn pm 1.0 ở các đô thị lớn hầu như là từ các công trình xây dựng, khí thải giao thông, nhà máy công nghiệp….

Nếu có điều kiện thì nên trang bị máy lọc không khí trong nhà hoặc phòng làm việc để giúp giảm bớt sự ô nhiễm. Đồng thời, trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy bổ sung một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau xanh và trái cây chứa vitamin A, C… để giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp do bụi gây ra

Tham khảo: vietnamplus.vn

related posts

Leave a Comment